• :
  • :
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024 ***** Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chính quyền các cấp, của toàn xã hội ***** Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững ***** Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm ***** Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực ***** Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ***** Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn ***** Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng ***** Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người ***** Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn vì sự phát triển nông nghiệp bền vững
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm tra vệ sinh của sữa và nguy cơ do sữa gây nên

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên đây là loại thức ăn rất chóng hỏng.

Sữa là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây bệnh vì vậy cần thực hiện tốt các quy tắc vệ sinh trong quy trình lấy sữa, chế biến, bảo quản và sử dụng. Ngay từ lúc vắt ra, sữa đã có thể bị nhiễm khuẩn. Số lượng vi khuẩn ở trong sữa tăng nhanh nếu bảo quản ở nhiệt độ trên 10oC . Nếu vắt sữa theo đúng yêu cầu vệ sinh thì sữa mới vắt có tính chất đặc biệt vô trùng. Thời gian vô trùng có thể kéo dài nếu ở nhiệt độ thấp. Độ chua của sữa thường phản ánh được sự tươi mới của sữa.

Nếu không có ý thức trong  việc vắt sữa, bảo quản, lưu thông và phân phối sữa thì người sử dụng sữa có thể bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc thực phẩm. Sữa có thể truyền bệnh lao bò. Bò thường mắc bệnh lao, vi khuẩn lao bò có thể ô nhiễm vào sữa trong qúa trình vắt sữa không bảo đảm vệ sinh. Sữa có thể bị nhiễm vi khuẩn thương hàn, phó thương hàn và các vi khuẩn lỵ do các nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc do người mang vi khuẩn vì thế người công nhân vắt sữa phải là người khoẻ mạnh, không mang trùng và phải được khám sức khoẻ định kỳ. Phải giữ sữa tươi ở nhiệt độ thấp trong khi vận chuyển cũng như ở các cửa hàng bán lẻ ( giữ ở nhiệt độ từ 4-10oC) để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

VFA


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Website liên kết
ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 40
Năm 2024 : 1.119