• :
  • :
Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn ***** Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ ***** Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm ***** Không lạm dụng rượu, bia để Tết Giáp Thìn trọn niềm vui ***** Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm ***** Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đa dạng để tăng cường sức khỏe
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị tập huấn chuyên môn về ngộ độc thực phẩm năm 2022

Ngày 21/10, tại TP Bảo Lộc, thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022, Sở Y tế Lâm Đồng tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn về phòng chống ngộ độc thực phẩm.

 

Quang cảnh hội nghị tập huấn về phòng chống ngộ độc thực phẩm

 

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế 12 huyện, thành phố.

Ông Trịnh Văn Quyết – Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết: Nội dung tập huấn chuyên môn về phòng chống ngộ độc thực phẩm; thống nhất công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và hướng dẫn tổ chức điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm. Hội nghị cũng giải đáp thắc mắc, khó khăn và các kiến nghị trong công tác quản lý, giám sát, phòng chống ngộ độc thực phẩm của các địa phương. Đồng thời, triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022.

Theo Sở Y tế tỉnh, trong 10 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn ghi nhận 3 vụ ngộ độc thực phẩm với 229 người mắc, 2 người tử vong. Trong đó, xảy ra tại Đà Lạt 1 vụ, 146 người mắc và tại huyện Lạc Dương 2 vụ với 83 người mắc, 2 người tử vong.

Để chủ động và có tính chuyên nghiệp cao trong điều tra xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm đạt kết quả nhanh hiệu quả. Các đơn vị chủ động ra Quyết định thành lập đội điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn (Bao gồm: các tổ cấp cứu và phân tuyến điều trị; tổ lấy mẫu xét nghiệm; tổ điều tra người bệnh, điều tra cơ sở cung cấp thực phẩm, điều tra dịch tễ…); phân công nhiệm vụ và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ được phân công.

Lãnh đạo UBND huyện,thành phố, xã, phường, thị trấn, là người chủ trì trong việc chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm. Trường hợp cần thiết, huy động các đơn vị chức năng, đoàn thể xã hội, các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương và đơn vị y tế tuyến trên hỗ trợ triển khai khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm.

Sau khi xác minh thông tin ngộ độc thực phẩm là đúng thì phải báo cáo nhanh chóng, kịp thời về số điện thoại đường dây nóng của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sđt: 0962700403) để được hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn.

*Chi cục ATVSTP*


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Website liên kết
ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 40
Năm 2024 : 1.089